[Hé lộ] Tổ chức là gì? Đặc trưng, phân loại và thông tin khác

Cập nhật: 01/03/2021 Lượt xem: 4585 Views

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang muốn tìm hiểu giải đáp về chủ đề Tổ chức là gì? Đặc trưng, phân loại và thông tin khác? Xin hãy cùng Centralreadingmosque tham khảo bài viết ở dưới đây để có thêm thông tin kiến thức bổ ích nhé! Nào mời các quí vị Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng giải thích thắc mắc nhé!

1. Giải đáp dễ hiểu: Tổ chức là gì?

Bạn có đang hoạt động hay làm việc trong một tổ chức nào đó hay không? Bạn có thể định nghĩa chính xác tổ chức là gì chứ? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức với những thông tin hữu ích qua chia sẻ trong bài viết của centralreadingmosque.com này nhé!

Giải đáp dễ hiểu: Tổ chức là gì?
Giải đáp dễ hiểu: Tổ chức là gì?

Tổ chức tiếng Anh sử dụng với từ Organization để nói đến một tập hợp của nhiều cá nhân cũng làm việc vì một mục đích chung vào đó trong hình thái cơ cấu ổn định của xã hội. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức khác nhau đang hoạt động với nhiều mục đích, họ cùng hướng đến một mục tiêu chung cụ thể nào đó khi đi vào hoạt động.

Lấy ví dụ dễ hiểu khi bạn làm việc tại một công ty thì chính doanh nghiệp nơi bạn làm việc đó cũng được coi là một tổ chức đó nhé! Vậy cụ thể thì một nhóm nhiều người cùng làm việc sẽ được gọi là tổ chức khi mang những đặc trưng như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc trưng của tổ chức với phần tiếp theo của bài viết này nhé!

2. Một tổ chức sẽ có những đặc trưng như thế nào?

Bạn đã hiểu tổ chức là gì với chia sẻ ở trên, vậy một tổ chức sẽ mang những đặc trưng như thế nào nhỉ? Hiện nay có rất nhiều các tổ chức khác nhau đang tồn tại và hoạt động, mặc dù họ đều có lý do tồn tại, cũng như có phương thức hoạt động riêng của mình. Tuy nhiên thì với tư cách hoạt động của một loại hình tổ chức thì đều mang những đặc trưng cơ bản nhất như sau:

Một tổ chức sẽ có những đặc trưng như thế nào?
Một tổ chức sẽ có những đặc trưng như thế nào?

+ Thứ nhất, yêu tố cơ bản nhất của bất kỳ tổ chức nào hiện nay đó là mọi tổ chức khi đi vào hoạt động đều mang tính mục đích rất rõ ràng và cụ thể. Nó khác hoàn toàn so với các cá nhân, cộng đồng hay xã hội hiện nay, tổ chức thường không mang gốc từ mục đích tự thân mà nó được tạo ra từ các chủ thể nhất định và họ chính là những công cụ để thực hiện những mục đích nhất định được đặt ra và hướng đến.

+ Thứ hai, mọi tổ chức đều là tập hợp của nhiều người với nhau, họ cùng làm việc và hoạt động vì một mục tiêu chung trong cơ cấu tổ chức ổn định và ít bị thay đổi. Bất kỳ cá nhân nào khi tham gia vào một tổ chức bất kỳ thì cũng phải cam kết hành động cùng với những người khác trong tổ chức vì một mục tiêu chung được đặt ra chứ không phải dùng tổ chức để hướng đến mục tiêu riêng của cá nhân.

Có nhiều tổ chức khác nhau nhưng đều có những đặc trưng cơ bản giống nhau
Có nhiều tổ chức khác nhau nhưng đều có những đặc trưng cơ bản giống nhau

+ Thứ ba, mọi tổ chức đi vào hoạt động đều chia sẻ mục tiêu lớn nào đó như cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị đến khách hàng, hay chia sẻ lợi ích đến cộng đồng,… Tổ chức luôn ý thức rõ ràng đối với mục tiêu gắn liền với các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng, thông qua đó thỏa mãn khách hàng của mình là nguồn gốc cực kỳ quan trọng trong việc tạo lên sức mạnh và lợi thế cho một tổ chức khi cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

+ Thứ tư, mọi tổ chức hiện nay đều là tổ chức mở, trong quá trình hoạt động, mọi tổ chức đều tương tác với môi trường và liên tục thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu vào để chuyển đổi lượng đầu ra phù hợp là các sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng trên thị trường hiện nay.

+ Thứ năm, tổ chức hoạt động có sự quản lý, để hoạt động hiệu quả thì bất kỳ tổ chức nào cũng luôn có các nhà quản lý đứng đầu. Có thể lấy vị dụ dễ hiểu cho các bạn như: Trong trường hợp thì người đứng đầu quản lý tổ chức giáo dục cơ sở này là hiệu trưởng trường.

Mỗi tổ chức có phương thức hoạt động riêng của mình
Mỗi tổ chức có phương thức hoạt động riêng của mình

Trên đây là những đặc trưng của các tổ chức dù khác nhau về mục đích, thời gian hình thành và hoạt động theo phương thức riêng thì đều chứa đựng những đặc trưng trên. Vậy hiện nay, tổ chức được phân loại như thế nào nhỉ? Để biết được tất cả các loại tổ chức hiện nay, cũng tìm hiểu thông tin với chia sẻ tiếp theo của bài viết này nhé!

3. Phân loại đối với các tổ chức hiện nay

Phần loại tổ chức có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số cách phân loại tổ chức cơ bản như sau:

3.1. Tổ chức tư và tổ chức công

Nếu dựa theo chế độ sở hữu thì phân loại tổ chức công và tổ chức tư cụ thể như sau:

+ Tổ chức công là các tổ chức thuộc quyền sở hữu của chính quyền nhà nước hoặc cũng có thể không có chủ sở hữu. Các tổ chức công hiện nay như: Các cơ quan nhà nước, các trường học công lập, bệnh viện công lập, các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan đoàn thể – sự nghiệp,…

Tổ chức tư và tổ chức công
Tổ chức tư và tổ chức công

+ Tổ chức tư là các tổ chức thuộc quyền sở hữu của một hoặc một nhóm người lao động, gọi đơn giản là thuộc quyền sở hữu tư nhân. Các tổ chức tư hiện nay như:  Các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh, trang trại, hộ kinh doanh cá thể, trường học dân lập, hợp tác xã, bệnh viện tư,…

Nếu dự theo sản phẩm và dịch vụ của tổ chức tạo ra sẽ phân loại tổ chức công, tổ chức tư như sau:

+ Tổ chức công sẽ là các tổ chức tạo ra với các sản phẩm hoặc dịch vụ công. Đó là những sản phẩm hoặc dịch vụ mà tất cả mọi người đều có quyền sử dụng chứ không phải cạnh tranh hay loại trừ nhau để có được.

+ Tổ chức tư là tổ chức tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ tư, họ có thể cung cấp dịch vụ và sản phẩm của mình cho một nhóm đối tượng nào đó và thường hướng đến sự cạnh tranh để có thể sử dụng chúng.

3.2. Tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức vì lợi nhuận

Phân loại tổ chức còn có thể dựa theo các mục tiêu cơ bản nhất của tổ chức đó, từ mục tiêu có thể chia thành tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận, cụ thể như sau:

Tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức vì lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức vì lợi nhuận

+ Đối với các tổ chức vì lợi nhuận họ tồn tại với mục tiêu chính là lợi nhuận được tạo ra. Theo đó, tổ chức này quan tâm nhất chính là vấn đề lợi nhuận được tạo ra từ các khoản đầu tư hay lợi ích được thỏa mãn của chủ sở hữu tổ chức như thế nào. Ví dụ các tổ chức vì lợi nhuận như: Các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, các công ty, hợp tác xã,…

+ Đối với tổ chức phi lợi nhuận là tồn tạo với mục đích phục vụ cộng đồng, mang đến các sản phẩm hoặc dịch vụ vì cộng đồng. Ví dụ cho các tổ chức phi lợi nhuận hiện nay như: Các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức từ thiện, các tổ chức thiện nguyện, cơ quan nhà nước, các tổ chức công ích, các viện bảo tàng,… Các tổ chức này hoạt động không vì lợi nhuận.

3.3. Tổ chức phi chính thức và tổ chức chính thức

Dựa theo tính chất của các mối quan hệ hiện nay, các tổ chức còn được phân loại thành tổ chức chính thức và các tổ chức phi chính thức.

Tổ chức phi chính thức và tổ chức chính thức
Tổ chức phi chính thức và tổ chức chính thức

+ Tổ chức chính thức thường mang một số đặc trưng cơ bản như sau: Các thành viên trong tổ chức được xác định một cách rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng và trách nhiệm; có sơ đồ cấu cấu tổ chức và thể hiện rõ ràng các mối liên hệ với nhau; tổ chức sẽ có những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể cung cấp cho khách hàng theo quy định và khuôn khổ pháp luật cho phép. Ví dụ điển hình về các tổ chức chính thứ như: Các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học, các tổ chức xã hội,….

+ Tổ chức phi chính thức không mang những đặc trưng như tổ chức chính thức. Thông thường các tổ chức phi chính thức tồn tại bên trong các tổ chức chính thức hoặc được hình thành thông qua các mối quan hệ cá nhân do có chung nguyện vọng, sở thích, tư tưởng, hay có cùng quan điểm sống,…. Ví dụ như các hội yêu thích đọc sách, nhóm tình nguyện vì người nghèo,…

4. Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt bộ máy quản trị doanh nghiệp được thiết lập và tạo ra để hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả chứ không phải mục đích tự thân. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị cho doanh nghiệp, cần xét đến nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau để xây dựng hiệu quả. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp hiện nay gồm có:

Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

+ Yếu tố về môi trường phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh.

+ Yếu tố về mục đích và chức năng hoạt động của chính doanh nghiệp đó.

+ Yếu tố về quy mô của một doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức bộ máy quản trị.

+ Yếu tố về kỹ thuật và công nghệ ứng dụng trong sản xuất.

+ Các yếu tố về trình độ của nguồn nhân lực con người và trang thiết bị quản lý.

Ngoài những yếu tố trên thì còn có một số các yếu tố khác như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, thị trường và thương hiệu tạo dựng của doanh nghiệp, các quy định được pháp luật ban hành,…

Tổ chức xây dựng bộ máy hiệu quả để quản trị doanh nghiệp
Tổ chức xây dựng bộ máy hiệu quả để quản trị doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn đọc hiểu tổ chức là gì, hiểu tổ chức có đặc trưng như thế nào và phân loại tổ chức cơ bản nhất hiện nay. Đặc biệt với chia sẻ thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin đầy hữu ích này sẽ không chỉ là kiến thức mà còn giúp bạn vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.

Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Bình luận của bạn