[Vạch trần] Portfolio Management là gì? Thông tin liên quan quản lý danh mục

Cập nhật: 21/06/2021 Lượt xem: 178 Views

Bạn đang tìm hiểu giải nghĩa về chủ đề Portfolio Management là gì? Thông tin liên quan quản lý danh mục? Xin hãy cùng Centralreadingmosque tham khảo bài viết ở bên dưới để có thêm thông tin kiến thức bổ ích nhé! Nào mời các quí vị Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng giải nghĩa về những thắc mắc của chúng ta nhé!

1. Portfolio Management là gì?

Portfolio Management được hiểu là Quản lý danh mục có nhiệm vụ phải đạt được mục tiêu chiến lược bằng cách quản lý tập trung các danh mục quan trọng trong các chương trình, dự án. Sự liên kết giữa các danh mục quản lý không cố định, có thể tính chất không phụ thuộc, không có sự liên kết nhất định hoặc liên quan mật thiết nhau.

Portfolio Management là gì?
Portfolio Management là gì?

Quản lý danh mục là một danh sách gồm nhiều mục con trong một chương trình hoạt động vận hành hoặc dự án kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư. Portfolio management thường có trong những dự án đầu tư tài chính vì đó là hoạt động đem lại lợi nhuận tốt nhưng cũng có rất nhiều rủi ro.

Dựa vào khả năng tài chính của từng cá nhân, doanh nghiệp đầu tư để chọn những cầu phần khác nhau phù hợp với sức chịu đựng rủi ro của mình. Khi biết cách quản lý danh mục thì nhà đầu tư sẽ xác định số lượng của danh mục một cách tối ưu nhất và phân loại chúng nhằm mục đích đem lại lợi nhuận và giá trị tốt nhất cho mục tiêu chiến lược dự án đang thực hiện.

2. Mục đích của Portfolio Management

Tùy vào từng chương trình, dự án thực hiện mà Portfolio Management được sử dụng vào những mục đích khác nhau sao cho hợp lý nhất với mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, mục đích chính của quản lý danh mục chính là để tạo sự nhất quán cho cách danh mục quan trọng nhằm đảm bảo phù hợp với chiến lược dự án mà tổ chức, doanh nghiệp đề ra. Để có cái nhìn cụ thể hơn về mục đích của Portfolio management bạn hãy tham khảo dưới đây:

Mục đích của việc quản lý danh mục
Mục đích của việc quản lý danh mục

– Quản lý danh mục chịu trách nhiệm hướng dẫn và điều hướng thực hiện các mục quan trong trong dự án kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

– Dựa trên các mục trong chiến lược đề ra các nhà quản lý sẽ thực hiện đánh giá và điều chỉnh những chương trình phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả dự án nhằm đạt mục tiêu chiến lược ban đầu của doanh nghiệp.

– Việc quản lý danh mục sẽ ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn các danh mục được cung cấp đảm bảo tính minh bạch và công tâm nhất.

– Quản lý danh mục sẽ hỗ trợ việc phân bổ tài nguyên hợp lý và ưu tiên những tài nguyên vật lý sử dụng trong chiến lược dự án.

– Khi quản lý danh mục tốt sẽ nâng cao khả năng đầu tư nhằm gia tăng tỷ lệ lợi nhuận theo mong muốn của nhà đầu tư.

– Nhờ vào quản lý danh mục mà doanh nghiệp có thể xác định được những rủi ro tổng thể có thể xảy ra trong các cầu phần thuộc danh mục của chiến lược dự án.

3. Cách tối ưu hóa giá trị của Portfolio Management

Muốn thực hiện tối ưu hóa giá trị quản lý danh mục bạn phải đáp ứng được những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để kiểm tra sự vận hành của các cấu phần trong danh mục. Việc sắp xếp các cấu phần phải dựa trên thứ tự ưu tiên đặc biệt là những mục ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu chiến lược của dự án đang thực hiện nhằm đảm bảo về nguồn lực tài chính, nhân lực thực hiện và các cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho dự án. Dù việc quản lý danh mục được xây dựng trên các yếu tố có sẵn thì vẫn cần phải tính toán cụ thể nhằm đảm bảo tối ưu giá trị của dự án.

Cách để tối ưu hóa giá trị của Portfolio Management
Cách để tối ưu hóa giá trị của Portfolio Management

Chẳng hạn như, bạn muốn tối ưu hóa lợi tức đầu tư đối với mục tiêu chiến lược của một dự án cơ sở hạ tầng thì cần phải tổng hợp những danh mục liên quan trực tiếp tới chiến lược như các vấn đề về đường bộ, đường sát, điện, dầu khí, nước hoặc cả đường hàng không. Khi nắm bắt được những vấn đề cần thực hiện thì nhà quản lý sẽ chọn các dự án dưới dạng danh mục đảm bảo vận hành các yếu tố nêu trên. 

Ví dụ trong một danh mục về điện thì sẽ có nhiều dự án liên quan đến điện được tổng hợp lại và tương tự cho các yếu tố khác cần có những kế hoạch cụ thể cho từng danh mục thực hiện. Đối với những dự án mang tính tập trung về một lĩnh vực cụ thể thì cần có chia thành nhiều dự án nhỏ liên quan quan sau đó tổng hợp lại thành một chương trình rõ ràng để thực hiện. Vậy nên, để tối ưu hóa giá trị của quản lý danh mục của dự án cơ sở hạ tầng thì không thể thiếu các chương trình về từng nhân tố liên quan mật thiết với chiến lược đề ra.

4. Thế nào là Portfolio Management Operations? 

Portfolio Management Operations được dịch ra là Nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư mà các tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện quản lý quỹ các danh mục đầu tư một cách chuyên nghiệp. Đối với những hoạt động đầu tư thì không thể thiếu nghiệp vụ quản lý dự án đó là tập hợp toàn bộ những khoản doanh nghiệp đầu tư như các tài sản cố định, bất động sản, đầu tư chứng khoán đề nâng cao tỷ lệ lợi nhuận cũng như xác định những rủi ro cùng với phạm vi thời gian được thỏa thuận từ trước của công ty quản lý quỹ với khách hàng.

Portfolio Management Operations
Portfolio Management Operations là gì?

5. Quy trình thực hiện Portfolio Management Operations

Bước 1: Trước tiên nhiệm vụ của công ty quản lý quỹ chính là phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng khi tiếp xúc với họ để nắm được những thông tin cần thiết liên quan đến khả năng tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro, mục tiêu đầu tư, thời hạn thực hiện đầu tư hay đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư hay chưa,…

Bước 2: Khi xác nhận những yếu tố kể trên thì thực hiện ký kết hợp đồng đầu tư giữa công ty quản lý quỹ với khách hàng và trong đó phải đảm bảo một số nội dung chính sau đây:

– Nhà đầu tư (khách hàng) cần phải thể hiện được khả năng đầu tư và chấp nhận rủi ro cũng như xác định mục tiêu, phạm vi hay hạn chế trong việc đầu tư kèm theo những yêu cầu cá nhân.

Xác định nhu cầu đầu tư và khả năng tài chính của khách hàng
Xác định nhu cầu đầu tư và khả năng tài chính của khách hàng

– Hợp đồng phải có những chính sách đầu tư và nguyên tắc cụ thể cho từng loại tài sản.

– Trình bày rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của cả công ty quản lý quỹ và khách hàng khi ký kết.

– Công ty quản lý quỹ phải đề cập trong hợp đồng những loại hình rủi ro liên quan có thể xảy ra khi đầu tư cùng với các quy định về việc không đảm bảo giá trị vốn ban đầu khi có trường hợp rủi ro.

– Nêu rõ về thời hạn hợp đồng và phương thức xác định giá trị của vốn ủy thác đầu tư cung như danh mục đầu tư trong thỏa thuận.

– Quy định về vấn đề ủy quyền quyết định đầu tư rõ ràng của khách hàng cho công ty quản lý quỹ cùng các hạn chế liên quan đến vấn đề này như cơ chế quyết định hoặc phê duyệt đầu tư.

– Chỉ số tham chiếu theo từng hợp đồng quản lý đầu tư sẽ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện như phương pháp tính lợi nhuận, mức phí đầu tư, phương thức thanh toán các chi phí liên quan, chi phí nào khách hàng phải trả cùng với thời hạn trả phí rõ ràng.

– Quy định rõ ràng về các vấn đề đăng ký sở hữu tài sản đầu tư và phương thức thanh toán các giao dịch cần thiết cũng như việc quản lý tiền, lưu kí của khách hàng khi ủy quyền hợp đồng lưu ký cho công ty quản lý quỹ.

Hợp đồng đầu tư phải đảm bảo những nội dung và nguyên tắc rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của cả hai bên
Hợp đồng đầu tư phải đảm bảo những nội dung và nguyên tắc rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của cả hai bên

Bên cạnh đó trong hợp đầu đầu tư phải có những nguyên tắc sau đây:

– Nghiệp vụ pháp lý bồi thường của công ty quản lý quỹ cho khách hàng phải được tiêu rõ ràng trong các điều khoản để tránh trường hợp trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra trường hợp công ty phạm lỗi hoặc có hành vi sai phạm có mục đích.

– Khi không có lý do chính đáng thì trong hợp đồng sẽ không có những điều khoản với mục đích hạn chế trách nhiệm tài chính khi công ty quản lý quỹ có hành vi sai phạm phải bồi thường. Đồng thời trường hợp xảy ra sai sót do công ty quản lý quỹ gây ra dù có chủ đích hay không cũng không được chuyển rủi ro cho khách hàng.

Bước 3: Công ty quản lý quỹ phải có trách nhiệm thực hiện xây dựng danh mục đầu tư rõ ràng cho khách hàng, tuân thủ mọi quy ước thỏa thuận và trường hợp phát sinh những vấn đề ngoài phạm vi nêu ra trong hợp đồng quản lý phải nhận được sự ủy thác hoặc cho phép của khách hàng.

Bên trên là những thông tin liên quan đến Portfolio Management mà bạn cần nắm được, nhất là khi thực hiện các dự án đầu tư cần phải có nghiệp vụ quản lý danh mục và dự án rõ ràng để đảm bảo đạt mục tiêu chiến lược cũng như lợi nhuận của mình hạn chế tối thiểu những rủi ro trong quá trình đầu tư. Để tìm hiểu thêm về các bài viết khác về lĩnh vực tài chính – đầu tư truy cập website centralreadingmosque.com

Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Bình luận của bạn