Bỏ túi ngay Thế nào là sản xuất hàng hóa? Điều kiện sản xuất hàng hóa?

Cập nhật: 08/06/2021 Lượt xem: 176 Views

Rate this post

Bạn đang cần giải nghĩa về nội dung Thế nào là sản xuất hàng hóa? Điều kiện sản xuất hàng hóa?? Xin hãy cùng Centralreadingmosque tham khảo bài viết ở dưới đây để có thêm thông tin kiến thức bổ ích nhé! Nào mời các đọc giả Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng giải thích thắc mắc nhé!

1. Thế nào là sản xuất hàng hóa?

Hoạt động sản xuất hàng hóa đã được hình thành từ thời kì trung đại. Sự phát triển của việc sản xuất cộng với chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra các hoạt động sản xuất theo quy mô lớn. Hoạt động này được khẳng định và công nhận từ triết học Mac – Lênin theo ngôn ngữ kinh tế chung là sản xuất hàng hóa.

Trong kinh tế học Mac định nghĩa sản xuất hàng hóa là quá trình tạo ra sản phẩm sử dụng của một nhóm người (hay theo ngôn ngữ triết học là tổ chức kinh tế) nhằm mục đích trao đổi với những người có nhu cầu sử dụng. Người làm ra sản phẩm nhưng không dùng đến sản phẩm đó, mà làm ra để buôn bán thì được coi là sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa

Trong triết học tất cả các định nghĩa về sự vật sự việc đều có 2 mặt đối lập mâu thuẫn nhau. Sản xuất hàng hóa cũng có 2 mặt đối lập mâu thuẫn, hỗ trợ cho nhau là “phân công lao động xã hội” và “sự tách biệt kinh tế”

– Trong xã hội mỗi người có khả năng khác nhau, có sở trường làm các công việc khác nhau tốt hơn, tạo ra các nguồn lao động chuyên về 1 số sản phẩm nhất định. Để có được cuộc sống tốt vẫn cần đến những sản phẩm khác, nên giữa các nguồn lực sản xuất về các sản phẩm khác nhau như thế có 1 sự trao đổi qua lại bằng vật trung gian như tiền tệ.

Mỗi nhóm người thực hiện quá trình tạo ra 1 sản phẩm nhất định được coi là phân công lao động trong xã hội, có sự phân công này, ai giỏi việc gì làm việc đấy khiến cho của cải vật chất trong xã hội tăng lên, cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Thế nào là hàng hóa
Thế nào là hàng hóa

– Sự tách biệt về kinh tế nghĩa là các sản phẩm làm ra không phải của chung mà là thuộc quyền sở hữu của bên làm ra. Muốn có được các sản phẩm thuộc quyền sở hữu của người khác cần phải đưa ra mức trao đổi phù hợp. Như vậy sản phẩm làm ra có tính độc lập về mặt kinh tế.

Sự phân công lao động khiến bản thân người sản xuất vật này cần sản phẩm của người kia, còn sự tách biệt lại có tính độc lập, tôi sỡ hữu thứ anh cần tạo nên mâu thuẫn trong triết học để tạo nên định nghĩa gọi sản xuất hàng hóa.

2. Thuộc tính của sản xuất hàng hóa

Như đã phân tích sự mâu thuẫn tồn tại trong sản xuất hàng hóa phải có 2 mặt đối lập hỗ trợ cho nhau. Hàng hóa vì thế phải đảm bảo được 2 tính chất về giá trị và giá trị sử dụng, nếu sản phẩm không có đồng thời hai thuộc tính này thì không được coi là hàng hóa.

2.1. Tính giá trị trong hàng hóa

Đã có sự phân công lao động trong xã hội để làm ra sản phẩm chuyên dùng, thì người làm ra sản phẩm phải đảm bảo được rằng nó đem lại lợi ích cho cuộc sống. Vì tính chất làm ra nhưng không sử dụng phục vụ cho bản thân, nhưng làm ra phải để cho người khác dùng được.

Tùy vào mặt hàng sản xuất ra, nhu cầu trong việc sử dụng hàng hóa đó có nhiều hay không có cần thiết cho cuộc sống của họ hay không? Và sản phẩm đó cần bao nhiêu công sức của người làm ra nó. Càng mất nhiều thời gian công sức tạo ra sản phẩm mà người khác khó có thể tạo ra được càng thể hiện tính giá trị của sản phẩm.

Giá trị của hàng hóa
Giá trị của hàng hóa

Ngược lại, các sản phẩm dễ dàng làm ra, không cần nhiều tài nguyên, sức lao động để tạo ra đối với những người cũng có tài nguyên đó, sức bỏ ra đơn giản để có thì mặt giá trị sản phẩm bị thấp đi.

Ví dụ: Người nuôi gà và người nuôi lợn. Người nuôi gà cần ít thời gian để chăm sóc lớn lên đến mức nhất định để có thể đem đi bán hơn so với người nuôi lợn. Giá trị của 1 con lợn thì bằng giá trị của 15 con gà. Công sức của người nuôi lợn nhiều hơn công sức người nuôi gà.

Giá trị của sản phẩm là công sức của người lao động được tính vào sản phẩm mà họ đem đi trao đổi. Hàng hóa phải có giá trị của người lao động được tính vào trong đó.

2.2. Hàng hóa phải có giá trị sử dụng

Sản phẩm do người khác làm ra phải có tính hữu ích với người sử dụng. Là một thành phần sinh sống trong xã hội, bạn cần phải có các sản phẩm khác ngoài những sản phẩm do bạn tạo ra. Các sản phẩm bạn cần là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sống của bạn.

Những sản phẩm bạn cần dùng thì mới đem đi trao đổi và mang về sử dụng, những thứ không cần thiết thì sẽ không mua nó. Có mua sản phẩm gì đấy không là tính giá trị sử dụng của sản phẩm đó.

Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa

Ví dụ: Ốc biêu vàng những năm trước hoành hành gây thiệt hại cho cây trồng của người dân. Những con ốc biêu vàng này không có giá trị sử dụng, người dân trồng lúa phải đập giết nó đi để bảo vệ cây lúa. Nhưng khi có 1 nguồn thu muốn sử dụng những con ốc biêu vàng này, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua ốc biêu vàng thì người dân lại thu gom rồi đem bán nó, nó lại có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian nhất định này. Ốc biêu vàng lại thành hàng hóa để đem đi trao đổi lấy tiền.

Như vậy, tính giá trị sử dụng của hàng hóa là tính chất có cần dùng làm gì cho sản phẩm ấy không. Nếu sản phẩm làm ra không ai cần đến, không ai muốn dùng, không ai muốn trao đổi thì nó không được coi là hàng hóa.

3. Lợi ích của sản xuất hàng hóa đem lại

– Có sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa khiến cho đời sống cong người tốt hơn. Mọi sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động này có quy trình, quy mẫu riêng càng ngày càng có chuẩn mực tốt. Những người sử dụng càng được dùng những sản phẩm tốt hơn.

– Trong cùng 1 mẫu sản phẩm có nhiều nhà máy khác nhau sản xuất ra, để được người sử dụng tin dùng hơn, các nơi sản xuất phải cạnh tranh nhau, không ngừng phát triển đổi mới đem các ưu thế trong sản phẩm của mình cạnh tranh với sản phẩm tương đương khác. Người tiêu dùng lại có đa dạng hóa sự lựa chọn hơn trong từng loại sản phẩm

Lợi ích của sản xuất hàng hóa
Lợi ích của sản xuất hàng hóa

– Tạo nên lợi thế chuyên nghiệp của từng khu vực, phát triển địa phương khu vực đó. Ví dụ như các đặc sản vùng miền, chỉ có đất, nước, khí hậu ở đó, con người ở địa phương đó mới tạo nên sản phẩm đặc trưng. Hình thành nghề nghiệp, phát triển kinh tế riêng biệt tại khu vực đó

– Quy mô sản xuất càng lớn càng dễ áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến vào trong sản phẩm, gia tăng khả năng sản xuất phát triển của doanh nghiệp đó. Ví dụ: như cấy, gặp lúa. Trước đây, khi công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa được áp dụng nhiều, ruộng đất để trồng lúa được chia đều để đảm bảo quyền lợi của người dân. Nông dân dùng sức người, lực lượng lao động lớn để gặp, cấy thực hiện quá trình sản xuất thóc, gạo.

Ứng dụng máy móc vào sản xuất
Ứng dụng máy móc vào sản xuất

Mỗi thửa ruộng được ngăn bởi đất, vách giữa các nhà dân khác nhau mất thêm diện tích trồng. Giờ đây, có những người đầu tư máy gặt, máy móc chuyên dùng trong nông nghiệp lúa nước, họ thuê lại ruộng của người khác đưa máy móc vào làm việc vừa tiết kiệm sức người lại đỡ được phần nhỏ diện tích bị ngăn cách.

Tóm tắt lại, với các thuộc tính, và định nghĩa về hàng hóa, sản xuất hàng hóa ở trên đã trả lời được cho câu hỏi thế nào là sản xuất hàng hóa. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của centralreadingmosque.com

Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Bình luận của bạn